Tâm của
mỗi chúng ta là một mớ ý niệm
hỗn độn quay cuồng với nhau, quấn
chặt với nhau dường như không thể
tách rời hay dừng lại. Trong mớ
hỗn độn quay cuồng đó, tâm ta hình thành một cảm giác chấp
ngã mãnh liệt, ai cũng thấy mình là trung tâm của vũ trụ, khác với
mọi người, mọi vật
bên ngoài. Từ cái chấp ngã dữ dội
này, chúng ta phát triển
dần tham lam, hơn thua, ganh ghét, đố kỵ, luyến
ái, hung bạo. Nhờ thiền định,
tâm chúng ta được an tĩnh
dần dần, mớ tâm thức
hỗn độn đó được tháo gỡ
hóa giải dần dần. Và đỉnh
cao cuối cùng của thiền định
là toàn bộ chấp ngã được diệt
trừ, vô minh chấm dứt, hành giả
đạt được giải thoát.
Điểm
chủ yếu của thiền
định là đưa tâm vào an định, không suy nghĩ, không vọng tưởng nhưng
vẫn tỉnh táo, tỉnh giác. Tuy nhiên, ai đã thực hành đều thấy rõ là không dễ
đưa tâm vào an định. Vọng tưởng
sẽ chập chờn lén lút phá quấy
mãi. Người không đủ kiên nhẫn sẽ phải
bỏ cuộc giữa đường.
Từ thời Đức Phật,
chính Phật cũng đưa ra nhiều phương pháp thiền
định nhưng tất cả
các phương pháp của Phật đều
có tính nhất quán và liên
hệ chặt chẽ với
nhau. Theo thời
gian, nhiều vị tổ sư,
đại sư cũng giới thiệu thêm một
số phương pháp khác. Mỗi người đến
với thiền định cũng có năng khiếu
khác nhau. Với phương pháp này có người thích hợp, có người không. Có người dễ nhiếp
tâm vào định, có người khó nhiếp tâm vào định.
Mỗi phương pháp cũng có ưu khuyết điểm
riêng của mình. Có phương pháp thích hợp cho người căn cơ cao, có phương pháp thích hợp cho người căn cơ thấp. Có phương
pháp ít bị phản ứng phụ
nhưng cũng có phương pháp làm phát sinh phản ứng phụ.
Sử dụng một phương
pháp tu thiền cũng giống như dùng thuốc,
có thể có phản ứng phụ
chứ chẳng phải không. Chính vì vậy
mà người hướng dẫn tu tập
thiền định phải nắm
vững nhiều mặt của
thiền định để tránh cho thiền
sinh bị sai lầm hoặc tổn
hại.
Ngay cả
người tu thiền định có kết
quả cũng chưa hẳn là người
đủ sức hướng dẫn
cho người khác vì chưa biết hết
mọi ngóc ngách hiểm trở của
con đường thiền định phức
tạp này do vị này chỉ đi con đường
của mình, nên dễ chủ quan, cứ
cho con đường của mình là tối ưu.
Dựa
trên kinh điển Nikaya
nguyên thủy, trên Thiền Tông Trung Hoa Việt Nam, và trên kinh nghiệm nhỏ bé của
mình, chúng tôi quyết định đi con đường thấp nhất,
căn bản nhất để có lợi
cho nhiều người nhất. Vì chúng tôi nghĩ số người
căn cơ thấp như chúng tôi có lẽ
chiếm đa số hơn số
người căn cơ cao.
Tuy nhiên, thiền
định là giai đoạn cao của sự
tu tập trong Phật giáo, hay nói hơi cường điệu,
thiền định là đỉnh cao của
sự tu tập. Nhưng hễ
nói đến đỉnh cao tức là đã ngầm nói đến những
giai đoạn thấp hơn, căn bản
hơn. Và người khôn ngoan trên đời luôn luôn là người biết tạo
dựng cái nền tảng thật
vững chắc, thật rộng
lớn để có thể đặt
trên đó một công trình vĩ
đại lâu dài về sau. Vì vậy, trước khi đi sâu vào phương pháp tu tập
cụ thể, chúng ta hãy nhắc nhau về việc tạo
dựng ba nền tảng của thiền
định trước.
1. Đạo đức sâu thẳm trong nội tâm
Nền tảng căn bản đầu tiên của
thiền định là đạo đức
sâu thẳm trong nội tâm. Trước khi tâm có thể vào định, chúng ta phải
thanh lọc tâm mình đến mức thuần
thiện, hoặc chúng ta phải vừa tu tập
thiền định vừa trau dồi
đạo đức của mình đến
chỗ hoàn hảo. Từng phần
tâm lý đạo đức như lòng từ
bi, tâm khiêm hạ, nhẫn nhục, nhu hòa, vị
tha, can đảm, tùy hỉ, biết ơn,
vân vân phải được huân tập thấm nhuần
một cách sâu sắc. Vì đạo đức
là căn bản quan trọng của thiền
định nên ai muốn tiến xa trên con đường
thiền phải chịu khó tu sửa
đạo đức thật kỹ
càng.
Thước
đo của thiền định là sự
cư xử với mọi
người chung quanh. Chúng
ta phải tập sống hòa ái với
mọi người, khoan dung với mọi người
chứ không được xa lánh mọi người. Người
tu sĩ phải có thời gian dài sống tốt đẹp
với đại chúng trước khi muốn tìm nơi vắng
vẻ để nỗ lực
thiền định. Chính trong tương quan với mọi người
mà chúng ta có điều kiện tu sửa đạo
đức nơi chính mình. Những lúc đến giờ ngồi
thiền thì ta ngồi, nhưng trong đời
sống hằng ngày phải cố gắng
sống tốt đẹp hòa ái với
mọi người một cách chân thành sâu sắc. Những
khi chứng kiến sự thành công của
người, ta phải tập khởi
tâm vui mừng hoan hỉ. Những khi chứng
kiến sự thất bại,
đau khổ của người, ta phải
tập khởi tâm xót xa, chia sẻ. Những khi ta có được
chút thành công, phải tập giữ tâm khiêm hạ,
không cho mình là hơn người. Vô số những tế
hạnh, những đạo đức
nho nhỏ trong cuộc sống mà chúng ta phải
xây dựng, phải củng cố,
phải tạo thành cho tâm hồn mình trước khi và trong khi thực hành thiền định.
2. Công đức
dồi dào
Nền tảng căn bản thứ hai của
thiền định là công đức dồi dào. Có người
hay cho rằng thiền là phương pháp dụng
công để tâm vào định, không ngờ rằng mức
độ định đạt được
trong tâm lại liên quan rất nhiều đến
công đức.
Công đức
là tất cả những điều
ta làm được cho tha nhân,
cho chúng sinh mà khiến
chúng sinh được bớt khổ, thêm vui, được
tăng trưởng đạo tâm để tiến
dần đến giải thoát.
Chữ
công trong công đức hàm ý
đây là sự cực nhọc, vất
vả để thành tựu phước đức.
Không thể có công đức nếu chúng ta không vất
vả về công lao, không thiệt thòi về sở hữu.
Không thể giúp đỡ tha nhân với sự thanh nhàn dễ
giải. Chúng ta phải bận tâm, phải
hao tốn, phải mất công nếu
chúng ta muốn làm lợi ích cho chúng sinh. Cộng lại tất
cả những niềm vui mà ta đã làm được cho chúng sinh, sau đó đem nhân lên vài lần thì đó sẽ là sự an vui trong tâm chúng ta, trong thiền định. Vì vậy,
một hành giả tu tập thiền
định sẽ phải luôn luôn là người
đem an vui cho mọi người trong suốt cuộc sống.
Bên cạnh
quá trình nỗ lực thực hành các phương
pháp tu tập thiền định, hành giả
phải siêng năng tạo nhiều phước
lành lớn lao. Và chính phước lành lớn lao đó sẽ tạo thành kết
quả tốt đẹp trong thiền
định.
Một số người cho rằng muốn có một nội tâm thanh tịnh thì phải tránh duyên, phải quay lưng với cuộc đời. Thật ra, muốn có một nội tâm thanh tịnh, chúng ta phải đối xử tốt với cuộc đời, phải thể hiện được đạo lý trong cuộc đời, chứ không phải thờ ơ với cuộc đời.
Một
công đức cực kỳ quan trọng khác đó là công đức lễ kính Phật.
Theo luật nhân quả nghiệp báo có kính thầy
mới được làm thầy. Vì vậy, chúng ta có tôn kính Phật, chúng ta mới
có thể thành tựu một số
đức tính của Phật, chúng ta mới
tăng trưởng đạo hạnh, tiến
sâu vào thiền định. Hành giả tu tập thiền
định phải sắp xếp
thời gian lễ Phật đều
đặn mỗi ngày và lễ với tất
cả lòng tôn kính tha thiết của mình. Công đức
lễ kính Phật sẽ giữ
gìn sự tu hành của chúng ta lâu dài từ kiếp này sang kiếp
khác, giữ gìn nhân cách
chúng ta ổn định từ đời
này qua đời khác.
Ngoài
ra, khi lễ Phật, chúng ta còn phát nhiều lời nguyện
để định hướng cho sự
tu hành của mình trong vô
lượng kiếp về sau. Chúng ta có thể phát nguyện
rằng: Xin cho con đủ lòng thương yêu tất cả chúng sinh trong ba cõi, sáu đường. Xin cho muôn loài biết thương yêu lẫn
nhau. Xin cho con giữ được tâm khiêm hạ, biết tôn trọng
mọi người, tự thấy
mình như cát bụi, cỏ rác. Xin cho con giữ vững
sự tinh tấn không ngừng nghỉ đến
lúc thành tựu đạo quả viên mãn để
con mãi mãi hóa độ chúng
sinh về với Phật đạo.
3. Khí công
Nền tảng thứ ba của
thiền định là khí công. Khí công là phương pháp tập luyện với
mục đích tạo thành sức mạnh tiềm
tàng bên trong cơ thể. Khí công đưa đến sự
tích chứa sức mạnh lắng
xuống vùng bụng dưới đan điền
và như vậy khiến cho phần
trên đầu trở nên thanh thản nhẹ nhàng và mạnh
mẽ. Đây là điều độc đáo của
y học Đông Phương. Một cơ
thể ổn định phải
có lực lắng xuống dưới
và rỗng ở trên. Đó là nguyên tắc của khí công, là một
sự hỗ trợ lớn
cho công phu thiền định.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương
pháp luyện tập khí công tùy theo dòng phái
võ thuật. Có những phương pháp dễ
gây nguy hiểm dù hiệu quả lớn
và có những phương pháp ít nguy hiểm dù hiệu quả
thấp. Chúng ta không cần phải đi quá sâu vào các phương pháp đó, chỉ
sử dụng một phần
nhỏ căn bản để tạo
tiềm lực bên dưới nhằm
hỗ trợ cho việc tu tập
thiền định mà thôi. Ở đây
chúng tôi giới thiệu 4 phương pháp căn bản
ít phức tạp, xem như là 4 thế tập thể
dục nhưng lại có tác dụng
tạo tiềm lực cho công phu thiền
định.
Chuyển nhâm đốc
Hành giả đứng thẳng, hai chân dang ra vừa ngang vai, bắt đầu thở song song với việc cúi gập người xuống, hai tay buông thẳng xuống đất theo cái đầu đang cúi xuống, xong bắt đầu hít vào song song với việc đứng thẳng lên và ngã người ra sau để cho lưng uốn cong ra sau như động tác uốn dẻo. Lúc ngã người ra sau là lúc đang giữ hơi nín thở đó. Lặp lại bằng cách thở ra cùng lúc với việc cúi gập người xuống. Tốc độ của động tác thì thong thả, phù hợp với hơi thở.
Tích nội lực
Hành giả chống hai tay ngang hông, dang hai chân ra vừa ngang vai, bắt đầu thở ra và thả người rơi nhẹ nhàng xuống trong khi giữ cho lưng vẫn thẳng, hai chân giữ tấn vững chắc. Tư thế giống như ngồi xỏm xuống nhưng thật ra mông vẫn chưa rơi xuống hết, vẫn kiềm lại một chút. Bắt đầu hít đầy hơi, phình bụng ra rồi từ từ đứng dậy, vừa giữ hơi ở bụng. Lúc đứng dậy phải giữ lưng vẫn thẳng đứng không bị chồm tới trước. Khi đứng thẳng rồi còn nhón chân thẳng thêm và thắt hậu môn lại, sau đó mới thở ra và gieo mình rơi xuống như cũ. Đây là thế quan trọng nhất để tích lũy nội lực.
Hoạt khí
Hành giả đứng dang hai chân vừa ngang vai, hơi rùn thấp một chút. Bắt đầu hít hơi vào song song với việc quay hai cánh tay từ dưới lên từ sau lưng. Khi hai tay lên đến đỉnh đầu thì bắt đầu thở ra và tay cũng đang quay xuống phía trước mặt. Khi hai tay xuống dưới thấp nhất thì lại hít vào và hai tay lại quay lên trên. Cần để ý là khi hai tay đang quay lên, đang hít vào, hai bàn tay rũ hết xuống. Còn khi hai tay chuyển quay xuống, đang thở ra thì hai bàn tay lại uốn lên. Thế này làm khí huyết lưu thông, kinh huyệt khai thông.
Luyện thần
Hành giả đứng trung bình tấn, hai chân dang vừa vai, thấp xuống, ai đứng càng thấp càng tốt, chỉ sợ đứng thấp quá thì không đứng lâu được. Hai bàn tay để ngữa ngang hông. Hành giả bắt đầu hít vào đầy bụng dưới rồi nín giữ hơi lại. Trong thời gian giữ hơi như thế, hai bàn tay bắt đầu quay đối xứng với nhau cùng mặt phẳng thẳng góc với hông. Hai bàn tay giữ cho mở thẳng và phẳng. Mặt phẳng để cho hai bàn tay quay thì vuông góc với trục lưng và cắt tại eo hông. Vòng tròn quay của mỗi bàn tay có đường kính khoảng 4 tấc. Bàn tay trái quay theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay phải quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay tưởng tượng như trên bàn tay có hai cục lữa nóng hổi. Quay khoảng 3 hoặc 4 vòng thì rút tay về để ở hông và thở ra. Hít vào, nín thở và bắt đầu quay lại. Chỉ khi nín thở mới được quay, còn khi đang hít vào hoặc thở ra thì tay để yên ở hông. Thế này làm tinh thần mạnh lên nhưng phải có các thế trước hỗ trợ. Nếu không có các thế trước thì thế thứ tư dễ bị căng thẳng.
Chuyển nhâm đốc
Hành giả đứng thẳng, hai chân dang ra vừa ngang vai, bắt đầu thở song song với việc cúi gập người xuống, hai tay buông thẳng xuống đất theo cái đầu đang cúi xuống, xong bắt đầu hít vào song song với việc đứng thẳng lên và ngã người ra sau để cho lưng uốn cong ra sau như động tác uốn dẻo. Lúc ngã người ra sau là lúc đang giữ hơi nín thở đó. Lặp lại bằng cách thở ra cùng lúc với việc cúi gập người xuống. Tốc độ của động tác thì thong thả, phù hợp với hơi thở.
Tích nội lực
Hành giả chống hai tay ngang hông, dang hai chân ra vừa ngang vai, bắt đầu thở ra và thả người rơi nhẹ nhàng xuống trong khi giữ cho lưng vẫn thẳng, hai chân giữ tấn vững chắc. Tư thế giống như ngồi xỏm xuống nhưng thật ra mông vẫn chưa rơi xuống hết, vẫn kiềm lại một chút. Bắt đầu hít đầy hơi, phình bụng ra rồi từ từ đứng dậy, vừa giữ hơi ở bụng. Lúc đứng dậy phải giữ lưng vẫn thẳng đứng không bị chồm tới trước. Khi đứng thẳng rồi còn nhón chân thẳng thêm và thắt hậu môn lại, sau đó mới thở ra và gieo mình rơi xuống như cũ. Đây là thế quan trọng nhất để tích lũy nội lực.
Hoạt khí
Hành giả đứng dang hai chân vừa ngang vai, hơi rùn thấp một chút. Bắt đầu hít hơi vào song song với việc quay hai cánh tay từ dưới lên từ sau lưng. Khi hai tay lên đến đỉnh đầu thì bắt đầu thở ra và tay cũng đang quay xuống phía trước mặt. Khi hai tay xuống dưới thấp nhất thì lại hít vào và hai tay lại quay lên trên. Cần để ý là khi hai tay đang quay lên, đang hít vào, hai bàn tay rũ hết xuống. Còn khi hai tay chuyển quay xuống, đang thở ra thì hai bàn tay lại uốn lên. Thế này làm khí huyết lưu thông, kinh huyệt khai thông.
Luyện thần
Hành giả đứng trung bình tấn, hai chân dang vừa vai, thấp xuống, ai đứng càng thấp càng tốt, chỉ sợ đứng thấp quá thì không đứng lâu được. Hai bàn tay để ngữa ngang hông. Hành giả bắt đầu hít vào đầy bụng dưới rồi nín giữ hơi lại. Trong thời gian giữ hơi như thế, hai bàn tay bắt đầu quay đối xứng với nhau cùng mặt phẳng thẳng góc với hông. Hai bàn tay giữ cho mở thẳng và phẳng. Mặt phẳng để cho hai bàn tay quay thì vuông góc với trục lưng và cắt tại eo hông. Vòng tròn quay của mỗi bàn tay có đường kính khoảng 4 tấc. Bàn tay trái quay theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay phải quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay tưởng tượng như trên bàn tay có hai cục lữa nóng hổi. Quay khoảng 3 hoặc 4 vòng thì rút tay về để ở hông và thở ra. Hít vào, nín thở và bắt đầu quay lại. Chỉ khi nín thở mới được quay, còn khi đang hít vào hoặc thở ra thì tay để yên ở hông. Thế này làm tinh thần mạnh lên nhưng phải có các thế trước hỗ trợ. Nếu không có các thế trước thì thế thứ tư dễ bị căng thẳng.
- Sưu tầm